“Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

     Câu ca dao này dường như đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam từ cuối thế kỷ 20 đến nay bởi nó được đưa vào sách giáo khoa, thế nhưng tôi tin rằng có rất ít người biết về ý nghĩ đằng sau của những nhịp chày – vốn là nhịp chày giã vỏ cây dó để làm giấy truyền thống làng Bưởi, hay còn được biết đến với tên gọi giấy dó. Thời bấy giờ, loại giấy bền dai này được làm ra là để dành viết giấy thị, giấy lệnh (để ghi chỉ thị và mệnh lệnh), và in tranh dân gian. Điều đó cũng dễ hiểu vì quy trình làm ra loại giấy này hết sức phức tạp, từng công đoạn đều đòi hỏi người thợ làm giấy phải cực kỳ thạo nghề. Thế rồi theo thời gian, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp, những sản phẩm giấy vở được sản xuất hàng loạt bằng máy móc dần thay thế vai trò của các loại giấy truyền thống, trong đó có giấy dó.

 

     Nằm trong chuỗi hoạt động giáo dục di sản văn hóa dành cho các em học sinh có niềm đam mê với những môn nghệ thuật truyền thống, các làng nghề cùng với các trò chơi dân gian, Smart Ecoland xây dựng chương trình trải nghiệm làng nghề làm giấy dó dành cho các em học sinh lứa tuổi từ lớp 3 đến lớp 12.

 

MỤC TIÊU KHÓA HỌC

     Chương trình trải nghiệm làm giấy dó do Smart Ecoland thiết kế với mục tiêu giữ lại một ngành nghề truyền thống, một loại giấy đẹp của dân tộc Việt – giấy dó; truyền tải đến các em học sinh những câu chuyện và tâm sức người thợ làm giấy, hiểu thêm về một nghề truyền thống của Việt Nam.

      Hơn thế – đó là tình yêu, là ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam để chúng không bị mai một theo thời gian.

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH

     Tại đây, các em học sinh có dịp tận mắt khám phá khu trưng bày những sản phẩm từ giấy dó; lắng nghe câu chuyện lịch sử, khám phá phương pháp làm giấy dó thủ công; nghe hướng dẫn những công đoạn làm ra tờ giấy dó truyền thống như khai thác nguyên liệu, đun cây nguyên liệu, xeo giấy…

     Sau khi đã khám phá những công đoạn làm giấy dó truyền thống, các em học sinh được ứng dụng giấy dó để tạo ra những sản phẩm hiện đại, mang đến giá trị thực tiễn trong cuộc sống thay vì chỉ dùng để vẽ tranh hay viết thư pháp như trước đây như: làm sổ, lịch, thiệp và quạt giấy với hình ảnh tranh Đông Hồ đậm chất truyền thống, hoặc vòng tay, vòng cổ, khuyên tai giấy…

 

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

  • Sản phẩm: Sản phẩm tự chọn làm từ giấy dó (học sinh được mang về sản phẩm mình đã làm được).
  • Giấy chứng nhận: Học sinh được giấy chứng nhận của Smart EcoLand đã hoàn thành buổi trải nghiệm thực tế.
  • Profile ảnh: Digital profile ảnh của nhóm thực hành sẽ được gửi đến trường/ đơn vị chủ quản của học sinh.

 

Ý NGHĨA KHÓA HỌC

  • Được làm ra những sản phẩm đã từng vang bóng một thời, được hiểu về một trong những làng nghề truyền thống của dân tộc, các em học sinh sẽ biết trân quý những giá trị hồn cốt của dân tộc.
  • Những trải nghiệm quý giá đó sẽ đánh thức lòng tự hào tự tôn dân tộc, khiến các em có ý thức giữ gìn phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt; góp phần đánh thức được tình yêu với những giá trị truyền thống của các em học sinh thế hệ tương lai của đất nước.